Marketing đóng một vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hình ảnh thương hiệu và giúp tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng hơn. Đặc biệt trong ngành khách sạn và ăn uống, marketing giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài trên thị trường, giúp tăng doanh thu bán hàng. Vậy marketing khách sạn là gì? Marketing đóng vai trò gì trong hoạt động kinh doanh của ngành khách sạn? Hãy cùng Hozitech tìm hiểu trong bài viết này nhé!
1. Marketing khách sạn là gì?
Trước hết, marketing khách sạn là hoạt động quảng bá của doanh nghiệp nhằm phục vụ khách hàng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng, về cơ bản là làm cho hình ảnh của khách sạn trở nên hấp dẫn hơn trong tâm trí khách hàng, từ đó thu hút nhiều khách đặt phòng.

Marketing khách sạn là khái niệm dùng để tạo lập hệ thống chiến lược marketing, xây dựng thương hiệu bền vững, nâng cao hình ảnh nhằm tăng doanh thu của cơ sở lưu trú (biệt thự, resort, homestay, nhà nghỉ,…). Ngày nay, với sự trở lại mạnh mẽ của ngành du lịch, đặc biệt là khách sạn và cơ sở lưu trú, đây là thị trường giàu tiềm năng nhưng cũng đầy rẫy những đối thủ nặng ký. Ngày càng có nhiều khoản đầu tư vào các dự án bất động sản, khu nghỉ dưỡng, việc đổi mới mô hình liên tục đòi hỏi mỗi khách sạn phải cạnh tranh không chỉ về chất lượng dịch vụ mà còn về chiến lược marketing bài bản. Điều này nhằm thu hút sự chú ý của du khách giúp tăng doanh thu cho doanh nghiệp.
Bạn có thể xem thêm các bài viết để hỗ trợ hoạt động marketing tại đây:
Marketing Online Là Gì? Chiến Lược Marketing Online Hiệu Quả
Thiết Kế Website Khách Sạn - Nhà Hàng - Resort Chuẩn SEO
Thiết kế website giá bao nhiêu ? Báo giá thiết kế webiste
2. Chiến lược marketing khách sạn hiệu quả
Khách sạn muốn marketing hiệu quả thì trước hết cần liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng. Các sản phẩm và dịch vụ du lịch phải được cải thiện ở mức độ hoàn hảo nhất định. Đồng thời, tùy theo mùa du lịch cao điểm hay đặc điểm vùng miền mà dịch vụ nên được điều chỉnh cho phù hợp để mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất. Điều này không chỉ giúp thu hút khách hàng mới mà còn giúp giữ khách hàng trung thành quay lại sử dụng dịch vụ của bạn.
2.1 Đầu tư vào yếu tố hình ảnh và video
Hình ảnh, video trong các chiến lược marketing khách sạn là yếu tố số một để tiếp cận khách hàng trên phương tiện này. Marketing khách sạn là marketing cho ngành dịch vụ, vì vậy để có thể thuyết phục khách hàng lựa chọn dịch vụ của bạn, bạn phải chú trọng đưa vào những bức ảnh và video ấn tượng. Đây là công cụ trực quan nhất giúp khách hàng có được trải nghiệm chân thực nhất về kỳ nghỉ của mình.

Bên cạnh việc đầu tư cơ sở vật chất, hình ảnh sản phẩm, video quay thực tế, TVC quảng cáo,… thì việc thuê lifestyle/travel influencer, KOL,... sử dụng dịch vụ trải nghiệm, quay vlog, viết bài review cũng mang lại hiệu quả marketing cực tốt. Đặc biệt đối với khách sạn hướng đến đối tượng khách hàng trong độ tuổi 20-30, những người nổi tiếng trên mạng làm việc trong ngành du lịch sẽ có ảnh hưởng lớn đến sự lựa chọn điểm đến của nhóm khách hàng này.
2.2 Tận dụng phản hồi của khách hàng
Phản hồi của khách hàng là một nguồn nội dung cực kỳ hiệu quả để thu hút khách hàng mới. Tập trung đầu tư cho nội dung trên các nền tảng như TripAdvisors, Booking.com, Traveloka,… một cách chu đáo và bài bản. Các kênh này sẽ giúp khách sạn thu hút được một lượng lớn khách hàng tiềm năng, không chỉ du khách trong nước mà đặc biệt là du khách quốc tế. Việc xây dựng và phát triển nội dung của nhóm review du lịch cũng là một phương án gieo hạt mang lại hiệu quả tích cực.

Xem thêm:
Thiết Kế Website Chuyên Nghiệp Giá Rẻ Tại HCM
Thủ Tục Mở Nhà Hàng Kinh Doanh Ăn Uống Mới Nhất
3. Công việc của nhân viên marketing khách sạn
Có thể nói marketer của một khách sạn là người chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược và thực hiện kế hoạch marketing cho khách sạn đó. Do đặc thù là nhóm ngành dịch vụ nên công việc của người làm marketing khách sạn cũng có những yếu tố khác biệt so với marketing hàng hóa, hóa chất và sản phẩm.
3.1 Xây dựng chiến lược marketing
Trước hết, xây dựng chiến lược marketing cho khách sạn phải bắt đầu từ việc tìm hiểu đối tượng khách hàng mà khách sạn hướng đến. Nghiên cứu chuyên sâu về thị trường và đối thủ cạnh tranh giúp thiết kế gói dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của khách hàng. Từ đó, bạn hoàn toàn có thể xây dựng kế hoạch marketing tốt nhất và mang lại hiệu quả bền vững nhất. Đây chính là điểm mấu chốt thu hút họ lựa chọn khách sạn để nghỉ ngơi, lưu trú.
3.2 Lập kế hoạch và quản lý các chiến dịch marketing
Khi chiến lược tiếp thị đã được xây dựng, việc thực hiện và quản lý nó thậm chí còn quan trọng hơn. Nhân viên marketing của khách sạn sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp tham gia sáng tạo nội dung, tổ chức sự kiện, booking quảng cáo, thuê agency thực hiện kế hoạch truyền thông kênh online và offline. Tất cả những công việc trên nhằm đạt được mục tiêu ban đầu đặt ra trong chiến lược marketing khách sạn.

Trong bối cảnh nền kinh tế tiếp tục phát triển, đặc biệt trước tác động của đại dịch Covid-19, du lịch và các dịch vụ liên quan đến khách sạn được đánh giá là thị trường có nhiều tiềm năng phát triển. Với lượng khách du lịch và nhu cầu ngày càng tăng, các khách sạn mọc lên như nấm. Do đó, không thể phủ nhận rằng tiềm năng của công việc tiếp thị khách sạn là rất lớn. Tuy nhiên, thị trường càng lớn thì sự cạnh tranh trong ngành này sẽ càng gay gắt.
4. Mô hình 7P trong marketing dịch vụ khách sạn
7P là một mô hình hỗn hợp tiếp thị bao gồm các thành phần sau: sản phẩm, giá cả, địa điểm, khuyến mãi, con người, quy trình, điều kiện vật chất. Vào những năm 1960, chuyên gia tiếp thị E. Jerome McCarthy đã tạo ra 4P của tiếp thị. Thuật ngữ này sau đó trở nên phổ biến và được sử dụng trên toàn thế giới và mở rộng sang Marketing 7Ps, thậm chí nhiều trường kinh doanh còn đưa chủ đề này vào các khóa học marketing của họ.
4.1 Product (Sản phẩm)
Trong ngành khách sạn, dịch vụ được coi là một sản phẩm vô hình. Một số sản phẩm của khách sạn là dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, SPA, vui chơi giải trí,... nhằm phục vụ khách du lịch và khách công vụ.
Vì vậy, việc đánh giá chất lượng dịch vụ sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào người dùng. Nếu họ hài lòng thì chất lượng dịch vụ cao, ngược lại nếu khách hàng có thái độ không hài lòng thì chất lượng dịch vụ sẽ không cao. Tóm lại, chất lượng sản phẩm khách sạn (ở đây nói đến dịch vụ) phụ thuộc vào sự cảm nhận và đánh giá của khách hàng. Nếu chất lượng sản phẩm tốt sẽ thu hút được nhiều khách đến ở lại khách sạn.
4.2 Price (Giá)
Giá là số tiền mà khách hàng phải trả để được sử dụng sản phẩm và dịch vụ của khách sạn. Giá cả cũng rất quan trọng trong Marketing 7P, bởi nó là yếu tố quyết định sự thành bại của chiến lược Marketing, đồng thời nó cũng quyết định đến lợi nhuận và sự tồn tại của khách sạn.
Việc điều chỉnh giá bán các sản phẩm và dịch vụ của khách sạn sẽ có tác động lớn đến việc thực hiện toàn bộ chiến lược marketing. Ngoài ra, nó ảnh hưởng đáng kể đến doanh số bán hàng và nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ. Có 3 chiến lược giá chính trong tiếp thị 7P:
- Market penetration price: Giá thâm nhập thị trường (đặt giá ban đầu thấp hơn giá thị trường hiện có).
- Skimming price: Giá hớt váng (đặt giá thật cao, sau đó hạ dần xuống để tối ưu hóa doanh thu).
- Neutral price: Chiến lược giá trung lập, tránh rủi ro.
Ngành công nghiệp khách sạn có những đặc điểm riêng, vì vậy các marketers thường đặt giá cao “giá hớt váng” hoặc giá trung lập cho các khách sạn mới. Điều này cũng dễ hiểu, vì một khách sạn mới đồng nghĩa với phòng mới và sản phẩm rất tốt. Nếu bạn áp dụng chiến lược giá thấp, sẽ rất khó để tái cấp vốn trong tương lai.
Điều quan trọng nhất là làm cho khách hài lòng với giá cả của khách sạn, khách sẽ trải nghiệm dịch vụ của khách sạn, và giá cả dịch vụ không chênh lệch nhiều so với chất lượng.
4.3 Place (Địa điểm)
Place trong Marketing 7P trong marketing dịch vụ khách sạn đề cập đến điểm bán hàng, kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ. Dưới đây là một số chiến lược phân phối chính:
- Chiến lược phân phối chuyên sâu
- Chiến lược phân phối độc quyền
- Chiến lược phân phối chọn lọc
- Chiến lược nhượng quyền thương hiệu
Place trong kinh doanh khách sạn liên quan đến vị trí của khách sạn, các kênh bán dịch vụ lưu trú và các dịch vụ khác mà khách sạn áp dụng. Những khách sạn nằm ở trung tâm thành phố, khu du lịch, thắng cảnh,… hoặc gần biển sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những khách sạn khác (khoảng 40%).
Các kênh phân phối chính của khách sạn:
- Corporate (Doanh nghiệp): Thị trường doanh nghiệp, công ty thương mại.
- Travel Agent (Đại lý du lịch): Thị trường đại lý lữ hành, công ty du lịch.
- Government (Tổ chức chính phủ): Thị trường cơ quan, tổ chức chính phủ.
- Online (Trực tuyến): Thị trường online, bao gồm: Website, MXH,…
4.4 Promotion (Quảng bá)
Promotion (Quảng bá) trong Marketing 7P là tăng nhận thức về thương hiệu và bán hàng. Nó bao gồm thông điệp mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng về dịch vụ của mình. Các hoạt động khuyến mãi rất quan trọng đối với sự thành công của một doanh nghiệp khách sạn. Do đó, làm thế nào để xây dựng một chiến lược khuyến mãi hiệu quả luôn là vấn đề được nhiều nhà quản lý quan tâm. Cụ thể bao gồm:
- Tổ chức bán hàng
- Quan hệ công chúng
- Quảng cáo, khuyến mãi
- Xúc tiến bán hàng
Quảng cáo thường bao gồm các phương tiện trả tiền, chẳng hạn như quảng cáo trên TV, quảng cáo trên đài phát thanh, báo in hoặc quảng cáo trên Internet, để tiếp cận một số lượng lớn khách hàng trong một khoảng thời gian ngắn.
4.5 People (Con người)
Con người và dịch vụ là hai yếu tố không thể tách rời. Con người bao gồm cả khách hàng mục tiêu và khách hàng liên quan trực tiếp đến khách sạn. Nghiên cứu kỹ quy mô thị trường mục tiêu, lượng khách hàng tiềm năng đủ để xây dựng khách sạn. Các nhân viên khách sạn được đào tạo tốt và có thể phục vụ khách. Họ được coi là những linh hồn, ảnh hưởng đến sự tồn tại của khách sạn.
4.6 Process (Quy trình)
Quy trình cung ứng được thực hiện tốt cũng giúp các khách sạn “được lòng” khách hàng. Đây là yếu tố quyết định đến việc khách hàng có ở lại khách sạn của bạn lần sau hay không. Đó cũng là cách phản ánh đúng nhất kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Vì vậy, mỗi khách sạn luôn cố gắng mang đến những dịch vụ hỗ trợ và quy trình cung ứng tốt nhất cho chính “thượng đế” của mình.
4.7 Physical Evidence (Điều kiện vật chất)
Physical Evidence (Điều kiện vật chất) là yếu tố thể hiện chất lượng và đẳng cấp của khách sạn. Nó cũng quyết định liệu khách hàng có hài lòng với trải nghiệm của họ ở đó hay không. Đây là lý do nhiều khách sạn luôn muốn đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất sang trọng để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Những vấn đề cần lưu ý trong mô hình marketing 7P của khách sạn:
Việc xác định đúng mô hình 7P trong quảng bá khách sạn là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ đến sự thành công trong kinh doanh khách sạn. Mô hình 7P được sử dụng để chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động marketing của khách sạn, từ đó giúp xác định chiến lược phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu.
Kết luận
Trong thời đại kinh doanh hiện đại, nếu không áp dụng các biện pháp marketing, chắc chắn khách sạn sẽ không thể phát triển và tồn tại. Việc thực hiện chiến lược marketing khách sạn không chỉ giúp tối ưu hóa doanh số bán hàng mà còn giúp chủ đầu tư nhận ra những điểm yếu của sản phẩm để dễ dàng cải thiện một cách tốt nhất. Thông qua bài viết này, Hozitech mong muốn bạn hiểu tầm quan trọng của marketing trong kinh doanh khách sạn và giúp bạn thúc đẩy doanh thu và mở rộng thị trường kinh doanh.