- 1. Tiềm năng của ngành thời trang
- 2. Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn?
- 3. Kinh doanh quần áo có lãi không?
- 4. Làm thế nào để kinh doanh quần áo có lãi?
- 5. Một số nguồn hàng quần áo chất lượng cao có thể tham khảo
- 6. Những sai lầm cần tránh để shop không mất tiền oan
- 7. Chi phí mở shop quần áo nhỏ dưới 20㎡
- Tổng kết
Bạn có phong cách ăn mặc đẹp và yêu thích thời trang? Bạn luôn theo kịp các trend thời trang hiện đại và mốn kiếm tiền với đam mê của mình? Tuy nhiên bạn không biết chi phí mở shop quần áo là bao nhiêu? Hãy để Hozitech giúp bạn giải quyết các vấn đề trên!
1. Tiềm năng của ngành thời trang
Thời trang là ngành mà bạn luôn phải bắt kịp các xu hướng trong cộng đồng vì đây là ngành có thị phần lớn và rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Ở mỗi thời đại, phong cách của mỗi người sẽ khác nhau, mở cửa hàng thời trang cũng là một bước để đánh giá rõ phong cách của cửa hàng và định hình lượng khách hàng. Hiểu rõ bản thân và thị trường muốn gì sẽ luôn là yếu tố quyết định tương lai của bạn trong môi trường này.
Xem thêm:
Thiết Kế Website Bán Hàng Giá Rẻ, Chuẩn SEO |
Thiết Kế Website Bán Quần Áo Online Để Tăng 10 Lần Doanh Thu
2. Mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn?
Để trả lời câu hỏi mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn thì Hozitech đã đưa ra một số chi phí để mở shop quần áo sau đây để bạn tham khảo và chuẩn bị cho công việc kinh doanh của mình.
2.1. Chi phí thuê mặt bằng
Mặc dù có rất nhiều bạn trẻ có thể bán hàng online thành công mà không cần thuê địa điểm mở cửa hàng. Tuy nhiên, việc có một cửa hàng sẽ mang lại nhiều lợi thế. Khách hàng có thể đến thử quần áo, và lượng mua chắc chắn sẽ nhiều hơn so với mua sắm trực tuyến, bởi theo thói quen, khách hàng khó mua chỉ một món đồ, và khó từ chối những món đồ đẹp hay ưu đãi đặc biệt. Do đó, thuê địa điểm là khoản vốn nên đầu tư khi mở shop quần áo. Hiện giá thuê mặt bằng tại các tuyến phố lớn, trung tâm thương mại hay khu đông dân cư thường ở mức 25 - 50 triệu đồng/tháng. Ở các khu vực lân cận là 10-15 triệu đồng. Đặc biệt tại các khu thương mại, giá cho thuê có thể lên tới 100 triệu đồng/tháng. Bạn nên xem xét ý định để quyết định có nên thuê mặt bằng và trả thêm một khoản để xây dựng và mở shop quần áo hay không.
2.2. Chi phí nhập hàng
Tùy theo quy mô kinh doanh mà bạn có thể tìm nguồn hàng và số lượng nhập hàng khác nhau. Thông thường các shop thời trang sẽ nhập hàng từ Quảng Châu (Trung Quốc). Ngoài ra bạn có thể tham khảo các đại lý ở chợ An Đông (TP.HCM), Đồng Xuân (Hà Nội) và các chợ khác, thậm chí giao hàng tận nơi. Bất kể bạn lấy hàng ở đâu cũng phải đảm bảo các yếu tố đẹp, rẻ, chất lượng.
2.3. Chi phí thiết kế và trang trí cửa hàng
Ngoài chi phí mua và thuê địa điểm, việc trang trí cửa hàng cũng ngốn không ít tiền trong hầu bao của bạn. Mỗi cửa hàng sẽ có phong cách trang trí khác nhau nên nhu cầu về các vật dụng trang trí cũng rất khác nhau như sơn sửa, cửa kính, kệ, móc treo, quạt bàn và các bảng hiệu, đồ trang trí khác. Chi phí cho việc thiết kế và trang trí cửa hàng quần áo dao động trong khoảng từ 20 đến 30 triệu.
Có thể nói trang trí là bộ mặt của quán. Một không gian được thiết kế đẹp và tinh tế sẽ để lại ấn tượng tốt với khách hàng và tăng độ phủ của cửa hàng. Hãy ước tính số tiền chi phí mà bạn sẽ cần bỏ ra, lựa chọn những mặt hàng mà cửa hàng đang sang nhượng hoặc thanh lý để tối ưu hóa số chi phí nhất có thể.
2.4. Chi phí thuê nhân công và mua thiết bị
Việc thuê nhân viên bán hàng phụ thuộc vào quy mô cửa hàng của bạn. Trong kế hoạch mở shop quần áo, lương nhân viên cũng là một khoản chi quan trọng. Bạn có thể linh hoạt thuê nhân viên bán thời gian hoặc toàn thời gian. Bạn có thể chi 5-10 triệu đồng mỗi tháng cho nhân viên và 3 - 4 triệu đồng cho các công cụ quản lý cửa hàng.
Và 5 thiết bị bán hàng không thể thiếu cho shop quần áo:
- Phần mềm quản lý bán hàng
- Máy in hóa đơn cửa hàng quần áo
- Máy quét mã vạch
- Ngăn kéo đựng tiền
- Máy in mã vạch
3. Kinh doanh quần áo có lãi không?
Theo nghiên cứu thị trường, trung bình chi tiêu của mỗi người cho nhu cầu quần áo chiếm khoảng 14% tổng chi tiêu hàng ngày. Quần áo là nhu cầu thiết yếu của mọi người, và xu hướng hiện nay là “ăn ngon mặc đẹp” nên bạn đừng lo kinh doanh quần áo có hái ra tiền hay không. Vậy theo bạn mở shop quần áo có lãi không? Chỉ cần bạn đam mê, nhiệt huyết, chăm chỉ và có chiến lược kinh doanh hiệu quả, bạn sẽ thành công.
Xem thêm:
Xu Hướng Digital Marketing Thống Trị 2023
Chat GPT Là Gì? Tổng Hợp Thông Tin Về Chat GPT
4. Làm thế nào để kinh doanh quần áo có lãi?
Kinh doanh quần áo là thị trường giàu tiềm năng được nhiều người theo đuổi. Nhưng không phải ai kinh doanh quần áo cũng có lãi, vì vậy để thành công bạn phải có chiến lược cụ thể trước khi bắt đầu kinh doanh.
- Nghiên cứu và tìm thị trường ngách phù hợp
Thị trường người tiêu dùng hướng tới là gì? Điều tra mức sống của những người xung quanh bạn và số tiền họ sẵn sàng chi cho quần áo. Có cửa hàng nào khác cạnh tranh với bạn trong vòng 5km không? Khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết thị trường nào phù hợp với mình và có nhiều tiềm năng nhất.
- Tạo phong cách riêng cho shop quần áo
Để việc kinh doanh hiệu quả, bạn cần tạo cho mình một phong cách riêng, sở hữu những mặt hàng chuyên biệt. Kinh doanh quần áo công sở, quần áo học sinh, quần áo trung niên và người già, quần áo trẻ em, chủ yếu là quần áo đi biển và thời trang ngoại cỡ.
Bạn cũng cần tìm sự khác biệt cho cửa hàng của mình về chất lượng và thiết kế theo xu hướng TV, phim ảnh và đường phố. Sự khác biệt này cũng có thể là vị trí và sự thuận tiện cho khách hàng, hay từ các dịch vụ như giao hàng tận nhà, chuyển phát nhanh.
Hãy đặt mình vào vị trí của khách hàng để có được chất lượng bán hàng tốt nhất và thành công trong kinh doanh.
- Chất lượng sản phẩm phải tốt, mẫu mã đa dạng
Dù bạn mở shop quần áo trẻ em hay người lớn, quần áo nam nữ, hàng Việt Nam xuất khẩu hay hàng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc thì vẫn cần đảm bảo chất lượng và sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, hình thức sản phẩm. Và dù là hàng nhập khẩu hay hàng thiết kế, bạn luôn muốn đảm bảo rằng nó phải đẹp, độc, lạ và giá hợp lý.
- Địa điểm kinh doanh
Kinh doanh quần áo có lãi hay không, lãi nhiều hay ít phụ thuộc phần lớn vào địa điểm bạn kinh doanh. Nên mở shop quần áo ở nơi đông đúc để dễ thu hút sự chú ý của khách hàng.
5. Một số nguồn hàng quần áo chất lượng cao có thể tham khảo
Đây là kênh dễ nhất mà mọi người đang tìm kiếm. Bạn nên tìm kiếm trên Google theo cú pháp: nguồn + sản phẩm và bạn sẽ nhận được nhiều kết quả hơn. Dựa vào từng kết quả tìm kiếm, bạn có thể nhấc máy và yêu cầu so sánh với nhiều nguồn. Ngoài ra, đọc các nhận xét, đánh giá từ các nhóm hay diễn đàn Facebook nào đó cũng là một cách để bạn xác định đây có phải là nhà cung cấp uy tín hay không.
Trên Facebook có khá nhiều người bán buôn, bán lẻ quần áo. Tại đây, sẽ có nhà cung cấp đăng bài quảng cáo giới thiệu sản phẩm. Bạn nên hỏi giá, địa chỉ, sau đó để họ cung cấp mẫu để kiểm tra chất lượng.
- Thông qua một số trang web cung cấp hàng sỉ của Trung Quốc
Tmall, 1688, Taobao và Alibaba là 3 kênh được nhiều chủ shop lựa chọn để tìm nguồn hàng phù hợp cho mình. Hiện nay các trang thương mại điện tử đều có giao diện tiếng Việt nên bạn có thể dễ dàng mua quần áo giá sỉ mà không cần phải gõ tiếng Trung. Tại đây có rất nhiều sản phẩm mẫu mã và giá cả khác nhau dễ dàng cho bạn chọn lựa.
- Chợ đầu mối
Nếu mua hàng ở chợ đầu mối, bạn có thể tận mắt kiểm tra hàng rõ ràng. Điều này đảm bảo rằng bạn chọn một sản phẩm chất lượng và tránh mua hàng giả. Một số chợ đầu mối bạn có thể tham khảo:
- Trong nước: Chợ Ninh Hiệp, Chợ An Đông, Chợ Đồng Xuân.
- Quảng Châu: Chợ Bạch Mã (Pai Ma), Thiên Mã, Hồng Cẩm (khu quần áo nam), Chợ Lưu Hoa (Lui Khua), Khô Chàm, Chợ Shin Shan Hang.
- Thái Lan: Chợ Chatuchak, Chợ Bobae, Chatuchak.
- Hàn Quốc: Chợ Dongdaemun, Trung tâm Myeongdong, Quận Tây Itaewon, Chợ Namdaemun.
- Chọn nguồn uy tín
Sau khi xác định được 2-3 nhà cung cấp sản phẩm đáng tin cậy, bạn sẽ biết đâu là nguồn cung cấp sản phẩm chất lượng tốt nhất. Nếu chọn mua hàng tại những nơi xa mà không có điều kiện tiếp cận nhà máy của nhà cung cấp, bạn nên order vài mẫu thử để kiểm tra chất lượng. Khi chọn mua nên dùng thử một lượng nhỏ để kiểm nghiệm xem người tiêu dùng có thực sự yêu thích sản phẩm hay không.
6. Những sai lầm cần tránh để shop không mất tiền oan
Theo kinh nghiệm được chia sẻ từ những người đi trước, sự cạnh tranh trong lĩnh vực thời trang là vô cùng khốc liệt. Cần có nguồn vốn dự phòng để đảm bảo nguồn hàng, không nhập với số lượng lớn mà chỉ nhập từng ít một để thăm dò thị hiếu của khách hàng. Đồng thời thường xuyên cập nhật những mẫu mã mới, độc đáo và theo mùa.
Để tránh tồn kho quá nhiều, khi đợt nhập hàng đầu tiên đã bán được hơn nửa chặng đường, hãy mạnh dạn tung ra các hoạt động khuyến mại để giải phóng hàng tồn và nhập hàng mùa mới.
Ngoài ra, hãy chú ý quan sát các đối thủ của bạn xung quanh bạn. Bạn cần có mức giá hợp lý, không chênh lệch quá nhiều so với đối thủ. Hãy nhiệt tình giới thiệu những mẫu mã mới và giúp khách phối đồ cho đến khi chọn được sản phẩm ưng ý. Ngay cả khi “khách hàng chỉ xem chứ không mua”, bạn cũng nên cảm ơn họ bằng một nụ cười.
7. Chi phí mở shop quần áo nhỏ dưới 20㎡
Các khoản chi phí mở shop quần áo |
Số tiền |
Chi phí nhập hàng |
30 – 50 triệu (lần nhập đầu) |
Chi phí thuê mặt bằng |
5 - 15 triệu/tháng (thông thường bạn cần đặt cọc từ 3 đến 6 tháng) |
Chi phí thiết kế, thi công và trang trí |
30 - 50 triệu đồng |
Chi phí nhân sự |
1 nhân viên 5-7 triệu mỗi tháng |
Chi phí máy móc thiết bị |
10 - 40 triệu đồng |
Chi phí quảng cáo |
10 – 20 triệu đồng (poster, bao bì sản phẩm, quảng cáo trực tiếp và online) |
Phí kênh trực tuyến |
5 - 20 triệu đồng |
Các chi phí khác (điện, nước, internet,…) |
1 - 5 triệu đồng |
Nói chung mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn tùy thuộc vào phân khúc thị trường mà bạn kinh doanh, cách chọn nguồn hàng, thuê địa điểm. Nhưng về cơ bản, hãy tự hỏi bản thân xem đây có phải là thứ bạn giỏi không, bạn có tài năng và đam mê thời trang không?
Tổng kết
Với những kiến thức mà Hozitech cung cấp, hi vọng bạn đọc có thể trả lời câu hỏi mở shop quần áo cần bao nhiêu vốn và hiểu rõ hơn về kinh doanh quần áo. Mong bạn tham khảo các thông tin này để có thể xây dựng cho mình một shop quần áo thầnh công. Cảm ơn bạn đã đọc.
Xem thêm:
Dịch vụ thiết kế website theo yêu cầu là gì? |