Virus máy tính là một đoạn mã máy tính độc hại gắn vào chương trình khác được thiết kế để lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác và có thể tự tái tạo. Ngoài ra, virus còn có rất nhiều loại khác nhau và sẽ kích hoạt phá hoại máy tính của bạn khi bạn vô tình click chuột vào một file, email nào đó chứa virus.
Chắc hẳn các bạn đều đã từng nghe qua thuật ngữ virus. Nhưng bạn có hiểu về nó? Bạn có biết các loại virus và cách nó xâm nhập vào máy tính của bạn? Trong bài viết này Hozitech sẽ giới thiệu đến bạn các loại virus máy tính, cách chúng hoạt động và biện pháp phòng chống virus.
1. Khái niệm virus là gì?
Virus máy tính là một đoạn mã máy tính độc hại gắn vào chương trình khác được thiết kế để lây lan từ thiết bị này sang thiết bị khác và có thể tự tái tạo. Virus được thiết kế để xâm nhập vào máy tính người dùng và lấy cắp thông tin, xóa dữ liệu, làm chậm hệ thống, ghi lại nhật ký các lần nhấn phím, gây ra các sự cố trên máy tính....
Ban đầu, mục đích tạo ra virus là để thực hiện các nhiệm vụ kiểm tra, nhưng sau đó, vì nhiều lý do lợi nhuận khác nhau, chúng được sử dụng để đánh cắp thông tin, đánh cắp người dùng cá nhân, tạo cơ hội cho hacker kiểm soát, hoặc khiến cho virus trở nên nguy hiểm hơn khi sử dụng để mục đích xấu.
Với sự phát triển của công nghệ, có rất nhiều cách virus có thể lây nhiễm vào máy tính của bạn. Virus có thể được chứa trong các tệp đính kèm email, tệp tải xuống, phần mềm hoặc các liên kết không an toàn.
2. Các loại virus máy tính phổ biến
Hiện nay trên thế giới có hàng triệu loại virus, chúng ngày càng được thiết kế nguy hiểm và khó phát hiện hơn. Dưới đây là một số loại phổ biến bạn nên biết:
- File-infecting Virus: Đây là một loại virus máy tính tự đính kèm vào một chương trình thực thi (Executable Program). Nó còn được gọi là virus ký sinh với khả năng lây nhiễm vào các tệp có định dạng ".exe" hoặc ".com". Một số phần mềm bị lây nhiễm virus máy tính này có thể ghi đè dữ liệu hoặc làm hỏng định dạng ổ cứng.
- Macro Virus: Loại virus này thường được tìm thấy trong các chương trình như Microsoft Word hoặc Excel. Chúng thường nằm bên trong một phần của tài liệu và có thể lây lan khi tệp tin được truyền sang các máy tính khác.
- Browser Hijacker: Virus này nhắm mục tiêu thay đổi cài đặt trình duyệt của bạn. Nó thường được gọi là virus chuyển hướng trình duyệt vì nó chuyển hướng trình duyệt của bạn đến các trang web độc hại khác mà bạn không có ý định truy cập. Virus này có thể gây ra các mối đe dọa khác như thay đổi trang chủ mặc định của trình duyệt của bạn.
- Web Scripting Virus: Đây là một loại virus nhắm mục tiêu vào các trang web phổ biến. Những gì virus này làm là ghi đè mã trên một trang web và chèn các liên kết có thể cài đặt phần mềm độc hại trên máy tính. Nó có thể ăn cắp cookie và sử dụng thông tin cá nhân của bạn để gửi thư rác cũng như làm hỏng dữ liệu của bạn.
- Boot Sector Virus: Loại virus này thường được phát hiện bên trong ổ cứng gắn ngoài hoặc USB. Nếu máy tính bị nhiễm virus, bạn có thể bị mất quyền kiểm soát máy tính của bạn.
- Polymorphic Virus: Đây là loại virus có khả năng trốn tránh các chương trình chống virus vì nó có thể thay đổi mã mỗi khi tệp bị nhiễm được truy cập.
- Resident Virus: Virus này sẽ tự lưu trữ trên bộ nhớ máy tính. Điều đó cho phép nó lây nhiễm sang các tệp khác trên máy tính của bạn. Virus này còn có thể can thiệp vào hệ điều hànhcủa máy tính khiến phát sinh các lỗi khi bạn khởi chạy chương trình hoặc tệp.
- Multipartite Virus: Đây là một loại virus rất dễ lây lan với khả năng lây nhiễm sang nhiều phần của hệ thống máy tính, bao gồm bộ nhớ, tệp và hệ điều hành.
- Virus bộ nhớ: Khi không may gặp phải loại virus này sẽ rất khó khắc phục và nếu có khắc phục được đi chăng nữa thì dữ liệu của bạn cũng đã bị ảnh hưởng tương đối.
Một số cái tên virus cực kì nguy hiểm:
- Morris Worm
- Nimda
- ILOVEYOU
- SQL Slammer
- Stuxnet
- CryptoLocker
- Conficker
- Tinba
- Welchia
- Shlayer
3. Cách phòng chống virus
Virus máy tính có thể phá hủy mọi thứ trên máy tính của bạn nếu không bị phát hiện và phá hủy. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và thực hiện các biện pháp thích hợp thì việc khôi phục máy tính của bạn sẽ không mất nhiều thời gian.
- Không nên nhấp vào các liên kết nghi ngờ có virus.
- Quét các tệp đính kềm qua email trước khi mở.
- Tránh nhấp vào các quảng cáo pop-up trên các trang web.
- Cài đặt chương trình diệt virus, công cụ quét phần mềm độc hại.
- Luôn cập nhật hệ điều hành mới cho máy tính.
- Không nên sử dụng trình duyệt Internet Exploer
- Nên sao lưu máy tính thường xuyên
Qua bài viết này Hozitech mong là sẽ giúp ích cho các bạn đọc kiến thức về virus máy tính là gì cũng như cách phòng tránh virus. Điều đó sẽ giúp bạn sử dụng máy tính hiệu quả, an toàn hơn. Chúc các bạn thành công.