Các Website đã trở nên phổ biến đến mức hầu hết mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề đều có Website của riêng mình. Tương tự những lĩnh vực khác, lĩnh vực thiết kế website cũng có những đặc trưng và thuật ngữ thiết kế web riêng biệt nhưng không phải ai cũng biết những kiến thức cơ bản về website, như UI/UX là gì? Domain là gì? IP là gì?... Nhằm giúp các bạn hiểu thêm về lĩnh vực thiết kế website, hôm nay Hozitech sẽ giới thiệu với các bạn một số thuật ngữ thiết kế website mà các bạn nên biết.
1. Trải nghiệm người dùng (UX)
User experience (UX) hay trải nghiệm người dùng là trải nghiệm tổng thể của người dùng với một hệ thống, là một Website hoặc ứng dụng cụ thể. UX không chỉ bao gồm việc sử dụng các tính năng mà còn bao gồm các khía cạnh khác như trải nghiệm, cảm xúc, giá trị nhận được khi tương tác với website. Mọi khía cạnh của quá trình thiết kế và phát triển web, chẳng hạn như nội dung, giao diện,... đều ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng.
2. Domain (tên miền)
Phần đầu tiên và rất quan trọng trong việc xây dựng một trang web chính là tên miền. Website phải có tên miền, và tên miền chính là địa chỉ trang web. Nói đơn giản Domain giống như địa chỉ nhà của bạn trên hệ thống máy chủ để khách ghé thăm là người dùng có thể nhớ và dễ dàng truy cập. Tên miền thường có nhiều dạng khác nhau như: www.unikery.com, www.def.net,...
3. URL
URL (Universal Resource Locator) là đường dẫn hoặc địa chỉ được sử dụng để chỉ các tài nguyên trên Internet. Mỗi tài nguyên được lưu trữ trên Internet đều có địa chỉ riêng của nó, địa chỉ đó được gọi là "đường dẫn URL".
4. IP
Hay còn gọi là Internet Protocol, có nghĩa là địa chỉ giao thức của Internet, nó giống địa chỉ của nhà riêng của bạn. Các thiết bị phần cứng muốn kết nối và giao tiếp với nhau trong hệ thống mạng thì phải có địa chỉ IP.
5. Lưu trữ web (Web Hosting)
Web hosting là một nơi lưu trữ toàn bộ thông tin, tài liệu, hình ảnh của một website trên một máy chủ Internet. Nó cũng là nơi diễn ra mọi giao dịch, thông tin giữa công ty và khách hàng. Web hosting giống như văn phòng công ty của bạn ngoài đời thực, khi bạn thuê web hosting cũng giống như thuê một văn phòng trên mạng vậy.
Lưu ý khi sử dụng web hosting:
- Máy chủ chạy dịch vụ của Web phải có cấu hình đủ lớn, đường truyền tốc độ cao đảm bảo quá trình xử lý thông suốt, phục vụ đủ cho số lượng lớn người truy cập, không bị gián đoạn, nghẽn dữ liệu…
- Hỗ trợ các ngôn ngữ lập trình cũng như cơ sở dữ liệu hay các công cụ viết sẵn để phục vụ cho hoạt động mua bán tên website như gửi email, upload qua website, quản lý sản phẩm, tin tức…
- Chủ máy cần chăm sóc, bảo trì, cập nhật thường xuyên để tránh các rủi ro về kỹ thuật, bảo mật .Web hosting đã nói ở trên về cơ bản giống như bạn đang thuê văn phòng trên Internet vậy dung lượng lưu trữ của bạn cũng tương tự với diện tích văn phòng, nên cần có dung lượng đủ lớn (tính bằng GB) để lưu trữ đầy đủ thông tin, dữ liệu và hình ảnh của website.
- Băng thông cũng là một vấn đề cần lưu ý. Băng thông cần đủ lớn để phục vụ cho việc giao dịch và trao đổi thông tin của website.
6. FTP là gì?
FTP viết tắt của File Transfer Protocol, là một giao thức để truyền tệp trên Internet. Điều kiện hoạt động FTP yêu cầu hai máy tính: máy chủ (server) và máy khách (client).
Máy chủ (server) FTP dùng cung cấp dịch vụ FTP nhân các yêu cầu dịch vụ từ các máy tính khác trên mạng. Máy khách (client) FTP dành cho người sử dụng dịch vụ, bắt đầu một liên kết với máy chủ.
7. DNS
Domain Name System là hệ thống phân giải tên miền, dùng để chỉ hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền, nghĩa là nó chuyển đổi tên miền website thành địa chỉ IP kỹ thuật số tương ứng. DNS có thể đơn giản là được hiểu là phiên bản Internet của danh bạ điện thoại, và chức năng của nó là kiểm soát tên miền của website, khi người dùng truy cập vào địa chỉ website của bạn, cài đặt DNS sẽ kiểm soát máy chủ nào sẽ trỏ đến họ.
8. Responsive Design
Gần đây, thiết kế đáp ứng hay Responsive Design đã trở thành xu hướng trong thiết kế Website. Responsive design là cách thiết kế website có giao diện và bố cục đẹp mắt, hiển thị nội dung linh hoạt cho mọi màn hình thiết bị như desktop, laptop, tablet, smartphone với mọi độ phân giải màn hình, giúp nội dung trong mọi màn hình luôn hiển thị đẹp và đồng nhất ở mọi độ phân giải.
Thiết kế đáp ứng bao gồm 3 thành phần cơ bản, bao gồm:
- Flexible Media
- Media Queries
- Flexible Grid-based layout
9. Breakpoints
Breakpoints (Điểm ngắt) là các điểm phạm vi giới hạn mà nội dung và thiết kế trang web có thể được điều chỉnh để phù hợp với các kích thước màn hình khác nhau. Điều này cung cấp cho người dùng bố cục tốt nhất có thể xem được trên mọi thiết bị. Trong Responsive Desgin, Breakpoints thường được xác định theo chiều rộng màn hình của thiết bị, chẳng hạn như điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính để bàn trên 1024px.
10. CSS
CSS (Cascading Style Sheets) là ngôn ngữ tạo phong cách cho website được sử dụng để tìm và định dạng các phần tử do ngôn ngữ đánh dấu HTML tạo ra. Có thể hiểu đơn giản rằng nếu HTML định dạng các thành phần như đoạn văn, tiêu đề, bảng trong trang web thì vai trò của CSS là thêm phong cách cho các thành phần HTML này, chẳng hạn như màu sắc, cỡ chữ, phông chữ, bố cục, vị trí, màu nền, vị trí…
Cách thức hoạt động của CSS là dựa trên vùng chọn, tức là nó tìm tên thẻ HTML, tên ID, class,… và áp dụng các thuộc tính cần thay đổi cho các vùng chọn đó.
11. JavaScript
JavaScript là ngôn ngữ lập trình tích hợp và nhúng vào HTML giúp trang web trở nên sống động hơn. Nếu HTML bổ sung nội dung và CSS định dạng cấu trúc và phong cách của trang web thì JavaScript bổ sung các yếu tố tương tác giúp trang web hấp dẫn hơn đối với người dùng. Một số ví dụ về JavaScript là thanh tìm kiếm, trình chiếu, video nhúng, pop-up quảng cáo hoặc tính năng Autocomplete của Google.
JavaScript hỗ trợ hầu hết các trình duyệt như Chrome, FireFox và cả trình duyệt trên di động.
12. HTML
HTML (HyperText Markup Language), tạm dịch là ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản, được dùng để xây dựng và tái cấu trúc các thành phần trong trang web, phân định ranh giới các đoạn văn, tiêu đề, liên kết, blockqoutes... HTML không phải là ngôn ngữ lập trình nên không thể thực thi chức năng "động", mà chỉ để sắp xếp và định dạng các trang web, tương tự như Microsoft Word.
Một tài liệu HTML được tạo thành từ các phần tử HTML. Mỗi phần tử được quy định bởi một cặp thẻ (tags và attributes). Mỗi cặp thẻ được đặt trong dấu ngoặc nhọn (ví dụ:
Ví dụ: Một cặp thẻ để tạo văn bản
và kết thúc văn bản
.
13. Content Management System (CMS)
Content Management System (CMS) là một hệ thống quản lý nội dung được sử dụng để chỉnh sửa nội dung website. Điều này cho phép bạn đăng nhập vào "back end" của website để chỉnh sửa văn bản và hình ảnh. Ví dụ: Với WordPress và Drupal, CMS được thiết kế để đơn giản hóa việc xuất bản nội dung web mà không yêu cầu bạn phải có kiến thức kỹ thuật về viết code.
14. Information Architecture (IA)
Kiến trúc thông tin (Information Architecture) là kỹ thuật tổ chức và cấu trúc nội dung trang web để người dùng biết họ đang ở đâu và họ cần thông tin gì dựa trên vị trí hiện tại của họ. IA thường bao gồm sơ đồ wwebsite (sitemap), khung xương (wireframes) của mỗi web hoặc bất kỳ ký hiệu cần thiết nào liên quan đến điều hướng, nội dung và chức năng có trên trang web.
15. Wireframe
Wireframe (Cấu trúc dây hay khung xương) là công cụ hỗ trợ thiết kế giao diện và hoàn thiện cấu trúc website. Về cơ bản, đây là bản nháp của cấu trúc trang web hoặc ứng dụng trong UI/UX. Wireframes cung cấp một cái nhìn trực quan hơn về trang web bằng cách nhấn mạnh phác thảo của cấu trúc chính và các yếu tố chính cần thiết cho giao diện.
Hi vọng bài viết về các thuật ngữ trong thiết kế web này thực sự giúp ích đối cho bạn. Và nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn về dịch vụ thiết kế Website, vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Hozitech - công ty thiết kế web uy tín tại HCM rất vui được hỗ trợ bạn.
Liên hệ Hozitech ngay hôm nay nhận tư vấn và báo giá miễn phí dịch vụ thiết kế website uy tín, giá rẻ.
- Điện thoại: 0382.7878.49
- Email: [email protected]
- Website: https://hozitech.com
- Facebook: https://www.facebook.com/hozitech